Lợi thế địa hình Khai thác điều kiện tự nhiên (quân sự)

Núi non

Địa hình cao và kéo dài của hệ thống Hymalaya đã bảo vệ an toàn nền văn minh Ấn Độ trước các mối đe dọa từ phía bắc. Trong khi Trung Quốc thường xuyên chịu sự tấn công của các tộc người du mục, nhất là từ thời Hán đến thời Tùy, thì Ấn Độ vẫn an toàn trước các tộc người thảo nguyên Nội Á. Mặc dù, Ấn Độ vẫn bị chinh phạt trong một số giai đoạn nhưng các cuộc tấn công đó đều xuất phát từ hướng tây, vốn có địa hình thấp và bằng phẳng.

Vào năm 480 TCN, diễn ra trận chiến ở Thermopylae quân Hy Lạp đã chặn đứng quân Ba Tư tại một hẻm núi gọi là "cổng lửa", mặc dù cuối cùng họ thất bại nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho quân viễn chinh Ba Tư.

Dãy Kavkaz cũng là bức tường thành tự nhiên cản ngăn sự bành trướng của Ottoman về phía bắc để vào nước Nga; và cản ngăn sự bành trướng của Nga xuống phía nam vào Tây Á.

Sông ngòi

Những dòng sông lớn và dài luôn có vai trò bảo vệ như một tường thành tự nhiên. Một số trường hợp điển hình là sông Trường Giang của Trung Quốc. Nhờ vào dòng sông này mà Nam Tống đã chặn được bước tiến quân Kim, như trận Thái Thạch.

Trong thời Tam Quốc, nhờ vào hệ thống sông nước Trường Giang thiên hiểm mà Đông Ngô đã đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Tào Ngụy.

Trong chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, quân nhà Lý đã chặn đứng quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Rừng rậm

Trong chiến tranh Đông Dương và sau đó là chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam thường sử dụng rừng rậm để làm nơi ẩn nấp và chiến đấu. Điều này dẫn đến việc quân đội Mỹ sử dụng các chất hóa học khai hoang để phá hủy các khu rừng.